I. Khái niệm
Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và những trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Luật Tầm Nhìn Viets tư vấn luật hình sự hiện hành quy định cụ thể như sau:
II. Một số trường hợp bắt người
- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp
Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là khi người phạm tội đã bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, xác minh, phải lấy lời khai mà có dấu hiệu của tội phạm thì ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp dựa trên cơ sở xem xét của viện kiểm sát
2. Bắt người phạm tội quả tang
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc đuổi bắt. Phạm tội quả tang có đặc điểm là hành vi phạm tội cụ thể, rõ ràng không cần phải điều tra, xác minh.
3. Bắt người đang bị truy nã
Băt người đang bị truy nã là việc Cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã đối với: Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án mà bỏ trốn bỏ trốn đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả hoặc không biết đang ở đâu, khi phát hiện được người phạm tội thì
4. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
5. Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Bắt người bị yêu cầu dẫn độ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị yêu cầu dẫn độ để bảo đảm cho việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc thi hành quyết định dẫn độ của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đối với người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang ở trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Việc bắt người đối với một số đối tượng khác.
Ngoài việc phải tuân thủ các quy định về bắt người nói chung còn phải căn cứ vào một số quy định khác của pháp luật.
6.1 Việc bắt người phạm tội là người thuộc các cơ quan dân cử như đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ngoài việc tuân theo các quy định ở các Điều 110,111,112,113Bộ luật tố tụng hình sự năm 20015 còn phải đảm bảo một số thủ tục được quy định trong Hiến pháp và một số đạo luật khác.
Theo quy định tại Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định: “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”và bên cạnh đó Điều 37 Luật tổ chức quốc hội quy định:
“ Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trường hợp đại biểu Quốc hội bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban thường vụ Quốc hội đồng ý.’’
Các quy định về thủ tục bắt người đặc biệt này là nhằm bảo đảm hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với chức năng giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của Bộ máy nhà nước. Mặt khác, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những người đại diện của dân, do dân bầu ra nên việc bắt, giữ họ phải tuân theo những thủ tục đặc biệt.
6.2 Ngoài ra đối với người nước ngoài theo quy định tại khoản 2 điều 3 BLTTHS 2015 quy định .
“Hoạt động tố tụng hình sự đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế thì được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì được giải quyết bằng con đường ngoại giao.’’