Thừa phát lại là gì?

Ngày nay bên cạnh các Văn phòng công chứng chúng ta thấy thêm tổ chức “Thừa phát lại”. Vậy cái tên lạ lẫm này là gì? Nó dùng để chỉ Người hay là một nghề nghiệp? Có giống như Văn phòng công chứng và Công chứng viên không? Sau đây Luật Tầm Nhìn Viets sẽ tư vấn để quý khách hàng hiểu rõ hơn về khái niệm “Thừa phát lại”.

Theo quy định tại Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung  bằng nghị định 135/2013/NĐ-CP thì  “Thừa phát lại” là chỉ một người, một cá nhân được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là khái niệm này tương tự như khái niệm Công chứng viên.

Và Tổ chức hành nghề của Thừa phát lại (nơi làm việc như Văn phòng công chứng, Văn phòng luật sư) là Văn Phòng Thừa Phát lại.

Văn phòng thừa phát lại đặng đăng ký hoạt động tại Sở tư pháp của tỉnh (thành phố thuộc trung ương).

Công việc của các Thừa phát lại bao gồm:

1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Trong đó các khái niện Vi Bằng và Tống đạt được hiểu như sau:

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Luật Tầm Nhìn Viets – Tư vấn Luật dân sự

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Notify of
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận