Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: một số lưu ý

Bộ luật hình sự hiện nay đã liệt kê các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51, đa số các tình tiết này được liệt kê rõ ràng, nhưng với những người chưa có kiến thức chuyên môn về pháp luật có thể còn vài nội dung chưa rõ hoặc hiểu sai. Vì vậy, Luật Tâm Nhìn Viets xin đưa ra một số ý kiến tư vấn dưới đây để bạn đọc tham khảo.

Một số lưu ý của Luật Tầm Nhìn Viets khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ:

  • Tình tiết giảm nhẹ TNHH quy định tại khoản 1 Điều 51 có vai trò lớn hơn tình tiết quy định tại khoản 2 khi xem xét quyết định hình phạt.
  • Tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 do hội đồng xem xét áp dụng, nên có thể 1 tình tiết có HĐXX áp dụng, nhưng HĐXX khác lại không áp dụng. Vì dụ: ông của người phạm tội là người có công với cách mạng. Vì điểm x khoản 1 chỉ quy định người phạm tội có công với cách mạng hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sỹ.
  • Điểm e, khoản 1: e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra; Trường hợp này nạn nhân phải là người có hành vi trái pháp luật kích động đến người phạm tội. Thực tế có trường hợp Người phạm tội bị kích động bởi người khác, sau khi bị kích động thì có hành vi phạm tội ví dụ như chém loạn xạ, mặc dù không ý thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình nhưng lại chém trúng người không có hành vi trái pháp luật đã kích động mình thì không được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm này.
  • Điểm h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; Trường hợp này chỉ áp dụng với những tội phạm có cấu thành vật chất, tức là Thiệt hại là 1 yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Còn đối với tội phạm khác thì không được áp dụng, ví dụ tội Mua bán trái phép chất ma túy, mặc dù ma túy chưa kịp bán đến tay người sử dụng nhưng cũng không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.
  • Điểm i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; điểm này được hiểu là phải đáp ứng cùng lúc hai điều kiện: Phạm tội lần đầu và tội phạm vừa phạm phải là tội ít nghiêm trọng.
  • Yếu tố hạn chế khả năng nhận thức trong các tình tiết đều phải được giám định bởi cơ quan có thẩm quyền chứ không chỉ là Bệnh án hay hồ sơ khác của Bệnh viện, Nó phải là “Bản kết luận giám định” của cơ quan mà cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định.
  • Tự thú là sau khi thực hiện tội phạm nhưng chưa bị phát hiện (kể cả cơ quan chức năng và cá nhân tổ chức nào khác) người phạm tội đã đến cơ quan chức năng trình diện và tự mình khai nhận hành vi phạm tội;

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Notify of
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận