Có hay không “CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐẶC BIỆT”?

Thời gian gần đây, cụm từ: “Chính sách hình sự đặc biệt” được sử dụng trong kế luận điều tra vụ đại án MobiFone mua 90% cổ phần AVG đã gây xôn xao dư luận. Nhiều người cho rằng đây là một “sáng tạo” của Cơ quan điều tra và trái luật. Luật Tầm nhìn Viets xin đưa ra quan điểm về vấn đề này như sau: Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay, thuật ngữ “Chính sách hình sự đặc biệt” hoàn toàn không có trong bất kỳ văn bản luật nào. Việc kết luận điều tra vụ đại án MobiFone, cơ quan điều tra đề nghị áp dụng “chính sách hình sự đặc biệt” với bị can Phạm Nhật Vũ và 10 bị các khác là không có căn cứ pháp lý và trái  luật. Vì theo tinh thần xây dựng nhà nước nước ta, pháp luật luôn là thượng tôn, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Theo khoản 1 Điều 14 Hiến pháp). Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định tại khoản 1 Điều 3 về nguyên tắc xử lý: “Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật“. Trong vụ án này, cơ quan điều tra có viện dẫn lý do áp dụng “Chính sách hình sự đặc biệt” là do các bị can đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác để làm rõ vụ án, chủ động hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng, tự nguyện trả lại MobiFone số tiền đã nhận gần 8.900 tỉ đồng (tính cả lãi và các chi phí khác), góp phần làm giảm tối đa thiệt hại cho Nhà nước. Tuy việc đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt là sai luật, nhưng các tình tiết nêu trên của các bị can có cơ sở để xem xét giảm nhẹ, khoan hồng cho họ theo đúng quy định của BLHD năm 2015. Cụ thể:
  • Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 51: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51: Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51: Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Áp dụng khoản 2 Điều 51: Các tình tiết giảm nhẹ khác;
  • Áp dụng khoản 1 Điều 52: Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng, chuyển khung hình phạt về khung liền kề nhẹ hơn của điều luật vì bị can có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS.
Do vậy, chính sách pháp luật nước ta đã có đầy đủ chính sách khoan hồng, nhân đạo đối với người phạm tôi. Do vậy, việc sử dụng cụm từ “Chính sách hình sự đặc biệt” để xem xét giảm nhẹ cho các bị can là trái luật và không cần thiết. Trân trọng! LUẬT TẦM NHÌN VIETS – TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ  
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký
Notify of
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận